Giáo viên dịch dở là giáo viên dạy dở?

Nguyên Cao
December 20, 2023
Theo dõi chúng mình tại:

Trong hệ thống giáo dục, vai trò của giáo viên tượng trưng cho sự truyền đạt tri thức và hướng dẫn cho sự phát triển của các thế hệ tương lai. Tuy nhiên, một trong những vấn đề nảy sinh liên quan đến chất lượng giảng dạy là khả năng dịch chưa chuẩn của một số giáo viên. 

Câu hỏi đặt ra là liệu giáo viên dịch dở có đồng nghĩa với việc họ cũng dạy dở? Điều này có dẫn đến những tác động tiêu cực tới sự phát triển của học sinh hay không? Để có thể đánh giá một cách khách quan, chúng ta cần phải xem xét cả mặt tích cực và khía cạnh đáng lo ngại của vấn đề này.

Điểm khác nhau giữa dạy và dịch

Dạy và dịch đều là những hoạt động truyền đạt thông tin quan trọng đều lấy ngôn ngữ làm gốc để phát triển kỹ năng, tuy nhiên chúng khác biệt về mục tiêu và phương pháp. 

Khi dạy, mục tiêu chính là truyền đạt kiến thức và kỹ năng từ người dạy đến người học thông qua việc sử dụng các phương pháp giảng dạy như bài giảng, thảo luận và thực hành. Quá trình này tập trung vào việc giải thích, hướng dẫn và tương tác để đảm bảo người học hiểu và áp dụng kiến thức vào thực tế.

Trong khi đó, dịch là quá trình chuyển đổi ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích mà vẫn bảo toàn ý nghĩa và thông điệp. Người dịch cần hiểu sâu về cả hai ngôn ngữ, cấu trúc ngữ pháp và tinh tế trong việc chọn từ ngữ để diễn đạt ý nghĩa một cách chính xác và tự nhiên. Mục tiêu chính của dịch là tạo ra một bản dịch mà người đọc ở ngôn ngữ đích có thể hiểu được thông điệp và nội dung tương tự như nguyên bản.

Như vậy, dạy và dịch đều đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt thông tin và kiến thức, nhưng chúng đều có những khía cạnh riêng biệt đáng được chú ý.

Biên/phiên dịch

Người làm biên/phiên dịch cần phải có kiến thức và kỹ năng đa dạng để thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất. 

Đầu tiên, họ cần phải có hiểu biết sâu về cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. Điều này bao gồm việc hiểu rõ ngữ pháp, từ vựng, và cách biểu đạt văn hóa trong cả hai ngôn ngữ để diễn đạt một cách chính xác và tự nhiên nhất. 

Trong các trường hợp phiên dịch trực tiếp (như sự kiện, hội thảo, cuộc họp, v.v), điều kiện tiên quyết là người phiên dịch phải phản ứng nhanh với nội dung được nói ra và chuyển ngữ ngay lập tức. Họ không có thời gian để dùng từ điển hay đắn đo xem nên dùng từ nào. Chính vì vậy, sở hữu vốn từ vựng rộng lớn và khả năng sử dụng từ ngữ linh hoạt sẽ trở thành lợi thế rất lớn khi theo đuổi nghề phiên dịch. Điều này sẽ giúp bạn nhanh nhạy trong phản xạ dùng từ, dịch chuẩn và theo sát ý nghĩa nhất.

Bên cạnh đó, người dịch cần phải có kiến thức về lĩnh vực chuyên ngành liên quan đến dự án dịch. Vì vậy, người làm biên/phiên dịch cần phải có kỹ năng nghiên cứu tốt để tìm hiểu thông tin và tài liệu liên quan. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc diễn dịch các thuật ngữ chuyên môn và thông tin kỹ thuật chính xác. 

Ngoài ra, người biên/phiên dịch đóng vai trò như một cầu nối giữa nhiều con người, nhiều quốc gia và nhiều nền văn hóa. Những gì mà người biên/phiên dịch dịch ra không chỉ giúp những người không cùng ngôn ngữ hiểu được nhau, mà còn giúp kết nối và thu hẹp khoảng cách văn hóa. Người dịch cần phải khéo léo chọn từng từ, cân đo đong đếm từng ý nghĩa, ý định trong mỗi lời nói nhằm tránh xảy ra những bất đồng văn hóa trong quá trình chuyển ngữ. 

Lắng nghe – Suy nghĩ – Nói – Kỹ năng phiên dịch là nhóm kỹ năng không thể thiếu của người biên/phiên dịch viên và đòi hỏi các thông dịch viên phải luyện tập thường xuyên để có được. Khi phiên dịch, não của bạn phải thực hiện song song 2 việc: nghe và hiểu ý nghĩa của một thông điệp được đưa ra bằng ngôn ngữ này; đồng thời tìm cách truyền tải thông điệp đó bằng một ngôn ngữ khác. Có khả năng nghe tốt thôi là không đủ. Bạn cần có là khả năng khả năng hiểu, đánh giá, và dịch thông điệp gốc sang ngôn ngữ đích mà không có bất kỳ thiếu sót, thêm thắt thừa thãi, hoặc thay đổi nào.

Người biên/phiên dịch viên khi làm thông dịch trong môi trường như Pháp lý, Y tế; v.v, họ sẽ phải đối mặt với nhiều tình huống nhạy cảm như: xét xử tội phạm, tình huống cấp cứu hoặc thậm chí tử vong, v.v. Lúc đó, người phiên dịch cần có tinh thần thép để giữ vững lý trí và cảm xúc của mình đồng thời ổn định mọi người qua thông ngôn ngữ giao tiếp. Đừng để những cảm xúc cá nhân làm ảnh hưởng tới ý định nói của đối phương – người đang phải dựa vào bạn để truyền tải thông điệp của họ.

Biên/phiên dịch đòi hỏi người làm phải đáp ứng một loạt các yêu cầu để thực hiện công việc một cách hiệu quả và chất lượng. 

  • Kỹ năng về ngôn ngữ
  • Kiến thức văn hóa và xã hội
  • Kiến thức chuyên môn
  • Kỹ năng truyền đạt thông tin
  • Kỹ năng nghiên cứu
  • Kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ
  • Kỹ năng lắng nghe và tương tác
  • Kiên nhẫn và tập trung
  • Tính cẩn thận và chi tiết

Giáo viên tiếng Anh

Để trở thành một giáo viên tiếng Anh hiệu quả, cần phải trải qua một quá trình đào tạo toàn diện. Trong quá trình này, giáo viên cần phải học và phát triển một loạt các kỹ năng và kiến thức để có thể thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp và đáp ứng đầy đủ nhu cầu học sinh.

Một yếu tố quan trọng trong đào tạo giáo viên tiếng Anh là kiến thức về ngôn ngữ. Giáo viên cần phải nắm vững về ngữ pháp, từ vựng, cấu trúc câu và cách sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống khác nhau. Không chỉ vậy, khả năng phát âm đúng và hiểu biết về ngữ âm cũng là một phần quan trọng để giúp học sinh cải thiện kỹ năng nghe và phát âm.

Ngoài kiến thức ngôn ngữ, giáo viên cần phải nắm vững các phương pháp giảng dạy tiếng Anh. Điều này bao gồm việc biết cách lập kế hoạch bài giảng, tạo môi trường học tập tích cực, sử dụng công cụ học tập hiện đại, và tương tác một cách hiệu quả với học sinh. Khả năng đánh giá học sinh và cung cấp phản hồi xây dựng cũng cần được phát triển để định hướng quá trình học tập của họ.

Thêm vào đó, giáo viên cần phải có kiến thức về văn hóa và xã hội của các nước sử dụng tiếng Anh. Điều này giúp họ truyền đạt thông tin và tạo cảm hứng cho học sinh một cách hiệu quả. Đào tạo liên quan đến chuyên môn cũng là yếu tố quan trọng, giúp giáo viên nắm vững kiến thức về lĩnh vực chuyên ngành mà họ đang giảng dạy.

Cuối cùng, giáo viên cần phải duy trì sự phát triển cá nhân và tham gia vào hoạt động nghiên cứu về giảng dạy và học tập. Điều này giúp họ cập nhật kiến thức, cải thiện phương pháp dạy học và đảm bảo môi trường học tập luôn đáp ứng được sự thay đổi trong xã hội và công nghệ.

Giảng dạy tiếng Anh đòi hỏi người giáo viên phải đáp ứng một loạt các yêu cầu để có thể truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả và tạo ra môi trường học tập tích cực. 

  • Kiến thức về ngôn ngữ
  • Kiến thức về văn hóa và xã hội
  • Phương pháp giảng dạy
  • Kỹ năng lập kế hoạch bài giảng
  • Tính sáng tạo và linh hoạt
  • Khả năng tương tác lớp học
  • Kỹ năng đánh giá học sinh
  • Sử dụng công cụ học tập
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Sự cam kết và đam mê

Điều gì làm nên một giáo viên tiếng Anh giỏi?

Một giáo viên tiếng Anh giỏi phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe để có thể mang đến môi trường học tập tích cực và đạt được sự phát triển toàn diện cho học sinh. 

Kiến thức về ngôn ngữ

Thành thạo ngôn ngữ và nắm vững kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ học là một yếu tố quan trọng đối với giáo viên tiếng Anh, vì nó đóng vai trò nòng cốt trong việc giúp họ hiểu rõ hơn về cấu trúc và hoạt động của ngôn ngữ.

Đầu tiên, kiến thức về ngôn ngữ học giúp giáo viên tiếng Anh hiểu rõ hơn về cách các yếu tố ngôn ngữ và ngữ âm tương tác với nhau. Điều này cho phép họ giảng dạy và giải thích các khía cạnh của ngôn ngữ một cách chính xác và logic, từ đó giúp học sinh hiểu và tiếp thu kiến thức tốt hơn.

Thứ hai, cung cấp sự linh hoạt trong việc thiết kế phương pháp giảng dạy. Họ hiểu rõ về cách ngôn ngữ được học và sử dụng như thế nào từ đó giúp họ lựa chọn các phương pháp giảng dạy phù hợp với nhu cầu và phong cách học tập của từng học sinh.

Thứ ba, giáo viên tiếng Anh cần hiểu biết sâu hơn về sự biến đổi của ngôn ngữ theo thời gian. Ngôn ngữ luôn thay đổi và phát triển, và thông qua kiến thức này, giáo viên có khả năng cập nhật thông tin mới nhất và áp dụng những xu hướng mới trong quá trình giảng dạy.

Cuối cùng, giúp học sinh hiểu biết sâu hơn về ngôn ngữ. Họ có khả năng giải thích cho học sinh về cách ngôn ngữ hoạt động, tại sao có sự khác biệt trong cấu trúc ngôn ngữ và cách sử dụng từ vựng. Điều này giúp học sinh không chỉ học ngôn ngữ một cách cơ bản mà còn hiểu rõ hơn về nguồn gốc và tương tác của nó.

Tuy nhiên, mức độ sử dụng thành thạo của giáo viên tiếng Anh có thể được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, nhưng không có một tiêu chuẩn cụ thể hoặc mức đo duy nhất để xác định độ thành thạo. Nó có thể được đánh giá thông qua nhiều khía cạnh khác nhau của công việc giảng dạy và giao tiếp trong lớp học. 

Ngoài khả năng áp dụng kiến thức ngôn ngữ vào phương pháp giảng dạy thì tạo môi trường học tập tích cực như giao tiếp trong lớp học, sự tương tác với học sinh và khả năng diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng và mạch lạc cũng là một phần quan trọng để đánh giá mức độ thành thạo của giáo viên. 

Bên cạnh đó, sự rõ ràng, logic và phản hồi xây dựng từ phía học sinh hay khả năng giáo viên định hướng cho học sinh cách sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống thực tế, cũng như khả năng giải thích các khía cạnh phức tạp của ngôn ngữ có thể thể hiện mức độ sử dụng thành thạo của giáo viên.

Phương pháp giảng dạy sáng tạo:

Các yếu tố kỹ năng giảng dạy như truyền đạt hiệu quả, tổ chức lớp học, quản lý tình hình, khơi gợi hứng thú và động viên học sinh thực sự đóng góp quan trọng vào việc làm cho môi trường học tập trở nên tích cực và hiệu quả. Đây không chỉ là những yêu cầu quan trọng, mà còn là những trụ cột cốt lõi trong việc giúp giáo viên tiếng Anh mang lại trải nghiệm học tập tốt nhất cho học sinh.

Khả năng truyền đạt kiến thức một cách rõ ràng và mạch lạc giúp học sinh hiểu rõ hơn về các khái niệm và kiến thức cần học. Sự tổ chức lớp học và khả năng quản lý tình hình tạo ra môi trường học tập có kỷ luật và sự tập trung, từ đó tạo điều kiện cho việc tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Khơi gợi hứng thú và động viên học sinh là yếu tố quan trọng để kích thích sự ham muốn học tập. Bằng cách tạo ra các hoạt động học tập thú vị và tương tác, giúp học sinh tham gia tích cực vào quá trình học. Động viên học sinh thông qua việc khích lệ, tạo niềm tin và định hướng mục tiêu học tập làm cho họ tự tin và quyết tâm hơn trong việc học tập.

Tất cả những yếu tố này cùng nhau tạo nên một môi trường học tập tạo cơ hội cho sự phát triển toàn diện của học sinh. Không chỉ giúp họ nắm vững kiến thức tiếng Anh, mà còn giúp họ phát triển các kỹ năng quan trọng như giao tiếp, tư duy logic, tự quản lý và làm việc nhóm.

Tuy nhiên, việc thay đổi và cải tiến trong phương pháp này thường gặp khó khăn và đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực đáng kể. Một trong những lý do quan trọng là tính truyền thống và thực hành lâu dài. Giáo viên thường đã phát triển những cách làm và phong cách giảng dạy theo thời gian, và đôi khi chúng trở thành những thói quen và truyền thống không dễ dàng thay đổi. Sự thoải mái với cách giảng dạy cũ và sự khó khăn trong việc thích nghi với cách làm mới có thể tạo ra sự kháng cự đối với việc thay đổi. Bên cạnh đó, việc thử nghiệm những phương pháp giảng dạy mới hoặc cách nói truyền đạt khác có thể đem lại sự lo sợ về việc không thành công hoặc không đạt được hiệu quả như mong đợi dẫn đến việc thay đổi trở nên khó khăn. 

Tại sao học sinh cần giáo viên tận tình, tận tâm trong giảng dạy:

Những tính cách kiên nhẫn, bao dung, tình cảm và tận tâm từ giáo viên là một trong những vai trò không thể thiếu trong việc xây dựng môi trường học tập và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh. 

Sự kiên nhẫn không chỉ giúp học sinh vượt qua những khó khăn học tập mà còn tạo cơ hội cho họ hiểu rõ hơn về bản thân và khả năng của mình. Bao dung giúp mỗi học sinh được thể hiện và phát triển theo cách riêng, tạo nên một môi trường học tập đa dạng và thú vị. Bên cạnh đó là sự quan tâm chân thành và tôn trọng đối với học sinh giúp họ tự tin hơn trong việc thể hiện ý kiến và tham gia vào quá trình học tập. Đồng thời, sự tận tâm của giáo viên không chỉ đơn thuần là việc truyền đạt kiến thức mà còn là việc hướng dẫn, định hướng và động viên học sinh trong việc phát triển cá nhân.

Học sinh không chỉ học kiến thức mà còn phát triển những kỹ năng quan trọng như giao tiếp, tự tin, khả năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề. Sự ủng hộ và khích lệ từ giáo viên cũng giúp học sinh xây dựng tinh thần tự tin và định hướng tốt cho tương lai, đóng góp quan trọng trong việc phát triển cá nhân và nghề nghiệp của học sinh.

Vậy dịch giỏi hay dở có ảnh hưởng đến việc giảng dạy?

Giáo viên cần kiến thức về ngôn ngữ để đối chiếu và chỉ ra những điểm cần lưu ý trong cách hành văn của học sinh không đồng nghĩa với việc giáo viên phải dịch giỏi cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Vì việc dịch không phải là nhiệm vụ chính của giáo viên. 

Sự hiểu biết về ngôn ngữ giúp giáo viên nhận biết được những cấu trúc ngữ pháp, văn phong, từ vựng và ngữ cảnh mà học sinh thường gặp khó khăn khi diễn đạt sang ngôn ngữ đích. Điều này giúp giáo viên có thể giải thích một cách chi tiết và sâu sắc hơn về cách sử dụng ngôn ngữ mục tiêu và giúp học sinh tránh diễn đạt không tự nhiên hoặc hiểu nhầm.

Tuy nhiên, khả năng dịch không phải là yếu tố quyết định để làm một giáo viên tiếng Anh giỏi. Việc dịch đòi hỏi kỹ năng ngôn ngữ cao cấp còn việc giảng dạy tiếng Anh liên quan đến việc truyền đạt kiến thức, tạo môi trường học tập tích cực, khơi gợi sự tò mò và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh. Giáo viên cần tập trung vào việc phát triển các kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, khơi gợi hứng thú học tập và tạo môi trường học tập đa dạng. 

Hiểu biết về ngôn ngữ nguồn có thể giúp giáo viên hiệu quả hơn trong việc giải thích sự khác biệt ngôn ngữ nhưng việc dịch không phải là yếu tố duy nhất và quan trọng nhất để trở thành một giáo viên tiếng Anh xuất sắc.

Dịch ra tiếng Việt có phải là một cách dạy hiệu quả?

Dịch ra tiếng Việt không phải lúc nào cũng là một cách dạy hiệu quả trong việc giảng dạy tiếng Anh. Mặc dù việc dịch có thể có những lợi ích nhất định, như giúp hiểu rõ nghĩa của một từ mới hoặc cấu trúc ngữ pháp phức tạp. Tuy nhiên, việc này vẫn còn gây tranh cãi trong giới chuyên môn. 

Những người ủng hộ quan điểm này sẽ lập luận rằng, khi học một ngôn ngữ khác, dịch thuật là một hiện tượng tự nhiên. Ngay cả những sinh viên ra nước ngoài học một ngôn ngữ khác cũng bắt đầu dịch mọi thứ sang tiếng mẹ đẻ trong vài tháng đầu tiên, sử dụng từ điển song ngữ để có được kiến ​​thức cơ bản về từ vựng.

Trên thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chuyển đổi giữa các ngôn ngữ và dịch thuật diễn ra theo bản năng đối với tất cả những người học ngôn ngữ và L1 thực sự là một nguồn tài nguyên quan trọng trong việc học ngôn ngữ thứ hai (L2)(Cook, 2001; Woodall, 2002). Vì những lý do này, giáo viên nên cố gắng phát huy xu hướng bẩm sinh này hơn là chống lại nó. Hơn nữa, trong nhiều tình huống học sinh không được phép và sẽ bị phạt khi sử dụng tiếng mẹ đẻ, Goldstein (2003) nhận thấy rằng nhiều học sinh sẽ không nói, sau đó sử dụng L1 một cách lặng lẽ và cảm thấy xấu hổ khi họ bị phạt vì sử dụng ngôn ngữ của chính họ.

Học một ngôn ngữ khác sẽ làm phong phú thêm cuộc sống của học sinh, nó không làm giảm giá trị ngôn ngữ và văn hóa của chính họ. Bằng cách cho phép sử dụng L1, học sinh sẽ có cảm giác rằng việc học một ngôn ngữ khác là một trải nghiệm tích cực. Họ có thể tiếp cận nguồn tài nguyên có giá trị hỗ trợ họ và họ không phải cảm thấy tội lỗi khi làm những việc tự nhiên.

Từ quan điểm của giáo viên, giao tiếp với học sinh bằng tiếng mẹ đẻ của họ dường như cải thiện mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh (Harbord, 1992). Chỉ nói: "Xin chào, bạn khỏe không?" bằng ngôn ngữ của học sinh có thể gây tiếng cười khúc khích và thường thu hút học sinh đến gần giáo viên để tìm hiểu xem giáo viên có thể nói gì khác bằng (các) ngôn ngữ của họ. Ngoài ra, việc có thể sử dụng L1 với học sinh có thể hiệu quả hơn và dành thời gian cho các hoạt động hữu ích hơn. 

Ví dụ: nếu hướng dẫn hoạt động phức tạp và học sinh dường như không hiểu lời giải thích bằng tiếng Anh, việc yêu cầu một học sinh hiểu dịch sang dịch cho cả lớp sẽ tạo ra nhiều thời gian hơn cho hoạt động và tránh được nhiều sự thất vọng cho cả giáo viên và học sinh.

Tuy nhiên, việc lạm dụng dịch thuật có thể dẫn đến sự phụ thuộc quá mức vào tiếng mẹ đẻ của học sinh (Harbord, 1992). Kết quả là, học sinh mất tự tin vào khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của mình. Họ có thể cảm thấy rằng cách duy nhất để họ hiểu bất cứ điều gì giáo viên nói là khi nó đã được dịch. Hoặc họ sử dụng tiếng mẹ đẻ ngay cả khi họ hoàn toàn có khả năng diễn đạt ý tưởng tương tự bằng tiếng Anh.

Điều này có thể làm giảm đáng kể cơ hội thực hành tiếng Anh và học sinh không nhận ra rằng việc sử dụng tiếng Anh trong các hoạt động trên lớp là điều cần thiết để cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình. Dịch thuật cũng thường xuyên tạo ra vấn đề đơn giản hóa quá mức. Bởi vì nhiều sắc thái văn hóa và ngôn ngữ không thể dịch trực tiếp được (Harbord, 1992). 

Ví dụ: câu “Thật tuyệt vời!” trong tiếng Anh có nghĩa là điều gì đó thật đáng kinh ngạc. Cụm từ này là sản phẩm của sự phát triển liên tục của ngôn ngữ tiếng Anh bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa cụ thể tại một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, bản dịch trực tiếp câu này sang tiếng Trung Quốc sẽ không có cùng ý nghĩa. Trên thực tế, nó sẽ không có ý nghĩa gì cả.

Dù không thể phủ nhận vai trò của ngôn ngữ mẹ đẻ trong giảng dạy ngôn ngữ thứ 2 nhưng “cảnh giới cao nhất” mà thầy cô muốn người học đạt được để giao tiếp và viết thuần thục chính là suy nghĩ bằng tiếng Anh, và việc dịch ra tiếng Việt làm bạn khó hoặc chậm đạt được điều đó.

Những thầy cô có thể dịch giỏi là những người vô cùng đáng nể vì họ là những người có trí thông minh ngôn ngữ thực sự, là chuyên gia ở cả 2 ngôn ngữ. Nhưng chúng ta cũng không vì thế mà hạ thấp những người giáo viên không dịch hay bằng vì cốt lõi của nghề giáo chính là kĩ năng dạy.

Chỉ cần thầy cô của bạn vẫn có khả năng sử dụng tiếng Anh “miễn chê” và khả năng dạy “đỉnh chóp”, không có lý do gì để bạn mất niềm tin vào họ cả. 

Reference 

  1. https://languageresearch.cambridge.org/images/CambridgePapersInELT_UseOfL1_2019_ONLINE.pdf

Đăng ký để mở khóa premium content

Những bài viết cung cấp kiến thức chuyên sâu, giúp bạn vững vàng hơn và đạt được kết quả tốt

Coming soon
No items found.
Coming soon
No items found.
Coming soon
No items found.