Mỗi chúng ta đều có điểm mạnh và điểm yếu trong khả năng nhận thức, khả năng xử lý ngôn ngữ hoặc kích thích thị giác. Bên cạnh đó, cách tiếp cận các khái niệm, kỹ năng và thông tin mới dựa trên sự kết hợp giữa điểm mạnh và sở thích cũng được tiếp thu và áp dụng theo những cách khác nhau.
Lý thuyết “phong cách học tập” được tạo ra như một bước nhảy vọt, giúp việc học tốt hơn nếu được dạy theo cách phù hợp với sở thích. Hơn 70 hệ thống khác nhau đã được phát triển bằng cách sử dụng bảng câu hỏi/bản tự báo cáo của sinh viên để phân loại sở thích học tập giả định của họ.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét các lý thuyết về phong cách học tập đã được phát triển như thế nào, đồng thời khám phá ý định và hạn chế của chúng. Enghance cũng sẽ chỉ ra lý do tại sao việc hiểu cách tiếp cận của bạn đối với việc học vẫn có giá trị.
Ý tưởng nền tảng cho các phong cách học tập là tất cả chúng ta đều có một cách tiếp cận việc học cụ thể thường thể hiện thông qua các hoạt động như: đọc, nghe hoặc làm bài tập.
Ví dụ: có người thích học bằng cách nghe nhưng cũng có người thích học bằng cách luyện nói,... => Những điều này được gọi là "learning style” - phong cách học tập.
Lý thuyết về việc mỗi chúng ta đều có phong cách học tập của riêng mình đã trở nên phổ biến vào những năm 1970-1980 và đã được áp dụng rộng rãi bởi các nhà giáo dục ở Mỹ và trên toàn thế giới. Nếu mỗi chúng ta có thể xác định một phương pháp học tập "lý tưởng", chúng ta sẽ tập trung vào nó – và luôn thành công.
Các nghiên cứu cũng cho thấy ước tính có khoảng 89% giáo viên tin vào tính hiệu quả của việc đưa ra hướng dẫn phù hợp với phong cách học tập ưa thích của học sinh (Newton & Salvi, 2020). Các phong cách học tập bao gồm 6 mô hình khác nhau và thuyết có ảnh hưởng lớn:
Lý thuyết "Phong cách học tập" giúp chúng ta định hình và phát triển trong việc tiếp cận việc học bằng cách dựa vào sức mạnh cá nhân, sở thích, các yếu tố khác như động lực và môi trường học tập ưa thích.
Một trong những mô hình về phong cách học tập phổ biến nhất được sử dụng trong trường học chính là mô hình VARK của Neil Fleming (1987), thiết kế để giúp sinh viên và những người khác tìm hiểu thêm về sở thích học tập cá nhân của họ. Mô hình này được mở rộng dựa trên các khái niệm trước đó của nhà tâm lý học giáo dục Barbe và đồng nghiệp về phương thức cảm giác. Sau đó được nghiên cứu bởi các giáo sư và các chuyên gia về NLP (Neuro - Linguistic Programming - Lập trình ngôn ngữ tư duy).
Theo mô hình VARK, người học được xác định bằng việc họ có sở thích về:
Người học trực quan thích phân tích và quan sát mọi thứ thông qua hình ảnh, biểu đồ và sơ đồ thể hiện thông tin rõ ràng theo thứ tự quan trọng.
Ví dụ: Học sinh đang vẽ tranh, biểu đồ hoặc hình vẽ nguệch ngoạc về những gì họ đang học để củng cố khả năng ghi nhớ.
Người học thính giác thích nghe thông tin được trình bày bằng âm thanh. Những người học thính giác thường tích cực tham gia vào bài giảng. Họ đặt câu hỏi thường xuyên thay vì ghi chú bằng văn bản. Ngoài ra, những người học này có thể đọc chậm, đọc to cho chính họ hoặc lặp lại những điều bạn nói với họ để giúp ghi nhớ.
Ví dụ: Một sinh viên tích cực tham gia vào việc thảo luận nhóm.
Người học thích chữ viết và bị thu hút bởi sách giáo khoa, tiểu thuyết, bài báo, tạp chí và bất cứ thứ gì nặng về văn bản. Họ thường ghi chú tỉ mỉ, tham khảo từ điển để học từ mới hoặc sử dụng công cụ tìm kiếm trực tuyến để tìm câu trả lời cho câu hỏi của họ.
Ví dụ: Một người thích các phương pháp ghi chép truyền thống hơn để truyền đạt chủ đề.
Người học thích vận động là những người học “xúc giác”, nghĩa là họ thích trải nghiệm thể chất hơn và cách tiếp cận "thực hành" hơn là ngồi một chỗ để nghe giảng
Ví dụ: Một người phù hợp làm trong môi trường phòng thí nghiệm hơn là công việc ngồi văn phòng
David A. Kolb đã xuất bản lý thuyết học tập trải nghiệm (ELT) của mình vào năm 1984, lấy cảm hứng từ công trình nghiên cứu của nhà tâm lý học cử chỉ Kurt Lewin. Cách tiếp cận này hoạt động ở hai cấp độ: chu kỳ học tập bốn giai đoạn và bốn phong cách học tập riêng biệt. Phần lớn lý thuyết của Kolb liên quan đến quá trình nhận thức bên trong của người học.
"Học tập là quá trình kiến thức được tạo ra thông qua sự chuyển hóa kinh nghiệm” (Kolb, 1984, tr. 38).
Các phong cách học tập được mô tả bởi Kolb dựa trên hai khía cạnh chính: Concrete Experience (Feeling)/Abstract Conceptualization (Thinking) và Active Experimentation (Doing)/Reflective Observation (Watching)
Những người này có thể nhìn mọi thứ từ những góc nhìn khác nhau. Họ nhạy cảm, thích quan sát hơn là làm, có xu hướng thu thập thông tin và sử dụng khả năng sáng tạo để giải quyết vấn đề. Những người này thể hiện tốt hơn trong những tình huống đòi hỏi phải tạo ra ý tưởng. Họ có phong cách học tập đa dạng, có sở thích văn hóa rộng và thích thu thập thông tin.
Họ quan tâm đến mọi người, giàu trí tưởng tượng và tình cảm. Họ còn có thiên hướng mạnh về nghệ thuật.
Ví dụ: Những người làm việc theo nhóm, lắng nghe với tinh thần cởi mở và nhận phản hồi cá nhân.
Những người này đề cao lý luận. Họ ít tập trung vào con người mà quan tâm nhiều hơn đến các ý tưởng và khái niệm trừu tượng. Họ bị thu hút bởi các lý thuyết hợp lý hơn là các phương pháp tiếp cận dựa trên giá trị thực tế.
Assimilators rất có giá trị với các ngành liên quan tới thông tin và khoa học.
Ví dụ: Những người thích đọc sách, nghe giảng, khám phá các mô hình phân tích và có thời gian để suy nghĩ thấu đáo.
Convergers có kỹ năng cao trong việc áp dụng lý thuyết vào thực tế. Họ có khả năng tự tìm ra hướng giải quyết cho các thắc mắc và vấn đề mà họ gặp phải. Họ thường bị thu hút bởi các nhiệm vụ và vấn đề kỹ thuật hơn là các vấn đề xã hội hoặc giữa các cá nhân. Người học theo phong cách này sẽ phát triển các kĩ năng công nghệ và kĩ năng của một chuyên gia.
Ví dụ: Những người làm việc với sổ sách hoặc trang tính
Những Convergers thích thử nghiệm những ý tưởng mới, mô phỏng và làm những việc có tính ứng dụng thực tế.
Phong cách của Accommodators là 'thực hành' và dựa vào trực giác hơn là logic. Những người này thường bị lệ thuộc vào ý kiến của người khác hơn là tự phân tích và thích tiếp cận vấn đề một cách thực tế. Họ bị thu hút bởi những thử thách mới cũng như thực hiện các kế hoạch. Accommodators chiếm phần áp đảo trong dân số chung.
Trong cả bốn phong cách học tập, Accommodators có xu hướng là người chấp nhận rủi ro lớn nhất. Khi giải quyết vấn đề, họ thường sử dụng phương pháp “thử và sai” và thay đổi kế hoạch một cách tự nhiên để đáp ứng với thông tin mới.
Ví dụ: Những người thích áp dụng các mẹo hoặc làm theo hướng dẫn trên mạng mà không quan tâm tới việc chúng có hợp lý không, sai thì lại áp dụng cách khác
Việc xác định được phong cách học giúp người học có chiến lược cụ thể để tiếp thu, chuyển hóa kiến thức nhanh hơn. Nhưng bạn hãy lưu ý rằng phong cách học cũng không phải là “thần dược”. Chúng ta không thể tách rời yếu tố con người khỏi môi trường, thời gian trong khi phong cách học tập lại khá chủ quan, đại diện cho yếu tố con người.
Đón đọc bài viết sau của Enghance để biết cách phát huy hết tác dụng của phong cách học tập.
Những bài viết cung cấp kiến thức chuyên sâu, giúp bạn vững vàng hơn và đạt được kết quả tốt