Khi học tiếng Anh, mục tiêu cuối cùng của chúng ta đa phần là làm thế nào để nghe nói tiếng Anh như người bản địa. Việc có “giọng Tây” được cho là ưu thế hơn trong việc giao tiếp cũng như thi Speaking. Để có thể nói tiếng Anh rất nhiều người đã bỏ ra không ít công sức, thời gian cũng như tiền bạc nhưng lại không thu được thành quả như mong muốn.
Có những khía cạnh trong việc nói tiếng Anh còn quan trọng hơn việc có giọng giống người bản xứ.
Ngôn ngữ là một trong những phần quan trọng nhất của bất kỳ nền văn hóa nào. Đó là cách mọi người kết nối, chia sẻ ý tưởng, suy nghĩ, cảm xúc với nhau, xây dựng mối quan hệ và tạo ra một cộng đồng. Ngôn ngữ không chỉ giúp bảo tồn nền văn hóa mà nó còn cho phép chúng ta tìm hiểu và truyền bá nó một cách nhanh chóng. Tất nhiên, không phải tất cả các giao tiếp đều thông qua ngôn ngữ, nhưng việc thông thạo một ngôn ngữ chắc chắn sẽ giúp đẩy nhanh quá trình. Đây cũng là một trong nhiều lý do tại sao ngôn ngữ lại quan trọng.
Nếu văn hóa là một ngôi nhà, thì ngôn ngữ là chìa khóa mở cửa trước, mở tất cả các phòng bên trong.” — Khaled Hosseini, tiểu thuyết gia và bác sĩ người Mỹ gốc Afghanistan
Trong đó, tiếng Anh được chọn nhiều nhất để làm ngôn ngữ thứ 2 sau tiếng mẹ đẻ trong việc giao tiếp. Tiếng Anh là một ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc (LHQ) và Liên minh châu Âu (EU), hàng tỷ người đang nói tiếng Anh trên toàn thế giới và nó cũng là ngôn ngữ phổ biến nhất, vì thế học tiếng Anh thật sự là một điều cần thiết ngày nay. Hơn nữa, tiếng Anh được coi là ngôn ngữ kinh doanh - bạn phải thành thạo nó nếu muốn có được nhiều hợp đồng hơn và cải thiện những cơ hội trong môi trường công sở hay làm việc cho các công ty đa quốc gia cũng như cải thiện cuộc sống.
Ngoài ra, bên cạnh việc có thể giao tiếp được bằng ngôn ngữ thì làm sao để đạt được “hiệu quả giao tiếp” mới là vấn đề quan trọng. Giao tiếp hiệu quả là khả năng truyền tải thông điệp rõ ràng trong khoảng thời gian ngắn nhất. Đối với các ngôn ngữ khác thì khái niệm “hiệu quả giao tiếp” cũng giống như tiếng mẹ đẻ. Nó vẫn luôn được sử dụng thường xuyên trong việc tạo ra kết nối mang lại sự thấu hiểu, hỗ trợ và tạo dựng mối quan hệ tốt hơn. Giao tiếp hiệu quả cũng giúp các ý tưởng được truyền đạt rõ ràng và cô đọng, giúp mọi người có thể dễ dàng hiểu ý nhau.
Để đạt được hiệu quả giao tiếp, có những yếu tố khác quan trọng hơn việc có giọng như người bản xứ.
Ví dụ: trường hợp của Miss Charm South Africa có giọng rất hay nhưng nội dung thì không đi vào trọng tâm câu hỏi.
=> Hiệu quả giao tiếp kém
Hay trường hợp của Miss Charm Brazil “accent” tốt đi kèm với trình bày ngắn gọn, ngôn từ cô đọng, tốc độ vừa phải, đúng trọng tâm vấn đề.
=> Đạt hiệu quả giao tiếp
Trong bài thi IELTS Speaking, giám khảo sẽ đánh giá hiệu quả Speaking dựa trên 4 tiêu chí:
Kết quả Speaking của bạn sẽ được thể hiện dưới dạng thang điểm từ 0 đến 9. Mỗi thang điểm toàn phần và nửa phần sẽ tương ứng với một cấp độ năng lực tiếng Anh.
Dựa vào 4 tiêu chí trên thì “accent” chỉ là một phần nhỏ trong tiêu chí pronunciation và việc có giọng “Tây” chỉ nằm ở điều kiện đạt band 9. Bạn vẫn được band 8 dù cho giọng bạn không “Tây” và chất giọng Việt Nam gây ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng nghe – hiểu của giám khảo.
Ngoài ra, các giám khảo của kỳ thi IELTS giữ tiêu chuẩn rất cao trong việc bảo đảm tính công bằng của các bài thi, cũng như giữ tính bảo mật và an toàn trong mọi khía cạnh của kỳ thi IELTS, cho dù đó là trong ngày thi hoặc trong lúc chấm điểm.
Giám khảo IELTS được đào tạo kĩ càng bởi Cambridge và điều kiện đầu vào rất cao. Họ sẽ không chấm điểm một cách cảm tính nên đừng mong có thể đánh lạc hướng họ chỉ bằng chất giọng.
Để trở thành một giám khảo của kỳ IELTS và đủ điều kiện để được công nhận chấm thi IELTS Writing và Speaking đạt chuẩn, các giám khảo phải đạt các chứng chỉ nhất định và được đào tạo chuyên môn bởi những chuyên gia giàu kinh nghiệm dựa trên quy tắc chấm điểm cụ thể. Sau khi được chứng nhận, họ sẽ được theo dõi thường xuyên để đảm bảo tính nhất quán và sự chính xác trong việc chấm điểm bài thi IELTS Speaking và Writing.
Vậy nếu trót lỡ không có giọng “Tây”, bạn phải bù đắp bằng cách nghe thật nhiều, thực hành kỹ năng nói theo ngữ điệu và phát âm đúng, rõ ràng, đặt trọng âm đúng cũng như nâng cấp từ vựng linh hoạt, chính xác; nâng cấp cấu trúc ngữ pháp tự nhiên, nhất quán; học cách diễn đạt ý trôi chảy, logic và gãy gọn, vào vấn đề.
Nhìn chung, việc có giọng “Tây” là lợi thế rất lớn nhưng cả trong thi cử lẫn trong cuộc sống bạn không nhất thiết phải luôn có nó để thành công trong giao tiếp. Thay vì chăm chăm vào giọng “Tây”, bạn nên chú ý tới các yếu tố khác quan trọng không kém để việc giao tiếp được trọn vẹn.
Việc luyện giọng “Tây” nên là bước cuối cùng trong việc rèn luyện phát âm và cũng đừng bất ngờ nếu sau nhiều năm bạn vẫn không đủ “Tây”. Đơn giản là do khả năng “thẩm âm” của bạn không tốt mà thôi.
Những bài viết cung cấp kiến thức chuyên sâu, giúp bạn vững vàng hơn và đạt được kết quả tốt