Những phương pháp học tưởng chừng như hiệu quả nhưng thực ra thì…

Nguyên Cao
December 20, 2023
Theo dõi chúng mình tại:

Điểm mặt những phương pháp học không hiệu quả

Cramming (học dồn)

Phương pháp học Cramming là một phương pháp học tập nhanh chóng và hiệu quả, nhưng thường được sử dụng trong việc học để đạt được mục tiêu ngắn hạn hoặc trong tình huống cần thiết. Phương pháp này thường được sử dụng để học các kiến thức mới trước khi phải đối mặt với một bài kiểm tra hoặc kỳ thi quan trọng. Nó có thể giúp người học nhớ được nhiều thông tin và trong một khoảng thời gian ngắn để đạt điểm cao trong các kỳ thi.

Tuy nhiên, phương pháp Cramming cũng có một số hạn chế và rủi ro như khả năng lưu giữ trong bộ nhớ dài hạn là hạn chế. Gây stress và căng thẳng trong quá trình học tập. Bên cạnh đó dẫn đến việc bỏ qua những kiến thức quan trọng vì người học tập trung chủ yếu vào các thông tin cần thiết để hoàn thành bài thi.

Rote learning (học thuộc lòng)

Phương pháp Rote learning là phương pháp học thông qua việc lặp lại và nhớ đúng các thông tin một cách trực tiếp mà không cần hiểu hoặc suy nghĩ về chúng. Phương pháp này thường được sử dụng trong việc học thuộc lòng những thông tin như các khái niệm, ngày tháng, sự kiện lịch sử, tên các người nổi tiếng và các thông tin khác. Giúp ghi nhớ các thông tin một cách chính xác và lâu dài hơn. Phù hợp với việc học các kiến thức cơ bản và định nghĩa hoặc các quy tắc.

Tuy nhiên, phương pháp học này có thể gây ra một số vấn đề như động lực học tập kém, khả năng sáng tạo và tự đánh giá yếu, khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế kém dễ dẫn đến việc quên kiến thức sau một khoảng thời gian ngắn, do thiếu sự liên kết giữa các kiến thức và thông tin.

Multitasking (đa nhiệm)

Phương pháp Multitasking là việc đồng thời thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trong cùng một khoảng thời gian. Điều này thường được áp dụng trong công việc, học tập hoặc trong cuộc sống hàng ngày. 

Tuy nhiên, phương pháp này có những hạn chế và rủi ro nếu không được áp dụng đúng cách. Khi thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, chúng ta có thể cảm thấy rất hiệu quả vì có thể hoàn thành nhiều việc trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đa nhiệm có thể làm giảm năng suất và chất lượng công việc. Ngoài ra, có thể cảm thấy quá tải và không có thời gian để thư giãn, giải tỏa căng thẳng.

Highlighting (đánh dấu làm nổi bật ý)

Phương pháp Highlighting là một kỹ thuật đọc hiệu quả bằng cách tập trung vào những từ hoặc đoạn văn bản quan trọng và bôi đậm chúng để giúp người học có thể nhớ nhanh chóng các thông tin quan trọng nhất. Phương pháp này giúp giảm thiểu thời gian đọc và nắm bắt kiến thức nhanh hơn. Khi áp dụng phương pháp Highlighting, người học nên tập trung vào những ý và bôi đen những từ khóa, các định nghĩa quan trọng, các công thức, và ví dụ có liên quan để giúp tăng cường hiểu biết.

Tuy nhiên, phương pháp Highlighting cũng có những hạn chế. Khi sử dụng quá nhiều highlighter, người học có thể mất đi sự tập trung và lãng phí thời gian cho việc chú ý đến những phần bôi đen dẫn đến việc bỏ qua các thông tin quan trọng nhưng lại không nằm trong các đoạn được bôi đậm. Nó không phù hợp với các loại văn bản phức tạp và đòi hỏi phải hiểu rõ từng chi tiết của câu chữ. Ngoài ra, việc bôi đen quá nhiều cũng có thể gây rối mắt và làm giảm hiệu quả của phương pháp này.

Passive learning (học thụ động)

Phương pháp Passive learning (học theo cách bị động) là phương pháp học mà trong đó người học chỉ tiếp nhận kiến thức một cách passively (không tích cực tương tác), thường thông qua việc nghe hoặc đọc thông tin được truyền đạt từ nguồn bên ngoài như sách, báo, giảng viên hoặc trang web.

Phương pháp này có thể phù hợp với những người học muốn tìm hiểu và nắm bắt kiến thức mới một cách nhanh chóng, nhưng không muốn phải tham gia tích cực trong quá trình học. Người học chỉ ngồi im lặng trong lớp học, không đặt câu hỏi hoặc thảo luận với giáo viên và các bạn cùng lớp. Chỉ nghe giảng và viết chép các thông tin trong bài giảng, nhưng không hiểu rõ nội dung bài học và không biết cách áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Khi đến nhà, họ chỉ đọc lại những gì đã viết chép mà không tìm hiểu thêm, không thực hành hoặc giải các bài tập liên quan đến bài học đó. Dẫn đến việc không đạt được hiệu quả học tập cao và có thể quên nhanh chóng những kiến thức đã học.

Những phương pháp nào cần “khai tử”?

Cramming (học dồn)

Cramming mặc dù là phương pháp học tập phù hợp trong một khoảng thời gian ngắn trước bài kiểm tra hoặc kỳ thi. Tuy nhiên, nó có tác hại về lâu dài cho sức khỏe và hiệu quả học tập của người học. Đòi hỏi người học phải tập trung và hấp thụ một lượng lớn kiến thức trong một thời gian ngắn dẫn đến việc gây căng thẳng. Việc học dồn mặc dù giúp việc tiếp thu kiến thức trong ngắn hạn nhưng không thể lưu giữ trong lâu dài. Nó cũng không cho phép người học có đủ thời gian để hiểu sâu hơn về các khái niệm và ý tưởng mà chỉ tập trung vào việc nhớ các thông tin một cách tạm thời. 

Bên cạnh đó, nó đòi hỏi nhiều thời gian và năng lượng, dẫn đến người học có thể bỏ qua các hoạt động khác trong cuộc sống như thể dục, giải trí và thư giãn và không phát triển các kỹ năng học tập, bao gồm cả kỹ năng tự học, tư duy phản biện và phân tích. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập như làm hổng kiến thức nền, tạo thói quen chỉ khỉ thi mới học.

Do đó, học viên nên có kế hoạch học tập hợp lý, phân bổ thời gian hợp lý và không nên học dồn để đạt được kết quả tốt nhất trong học tập và có cuộc sống lành mạnh, cân bằng.
Multitasking (đa nhiệm)

Việc phân tán tập trung trong multitasking có thể làm giảm khả năng của bạn trong việc giữ thông tin, tập trung và xử lý thông tin, do đó có thể dẫn đến kết quả học tập kém hơn. Khi ta phân tâm, não bộ sẽ phải chuyển đổi giữa các nhiệm vụ, làm mất thời gian và năng lượng để điều chỉnh dẫn đến việc không thể ghi nhớ những kiến thức quan trọng và không thể hoàn thành một nhiệm vụ.

Ví dụ: đọc sách trong khi lướt mạng xã hội, làm bài tập trong khi nghe nhạc, chơi game trong khi học bài hoặc đọc tin nhắn trong khi xem video hướng dẫn

Không chỉ vậy, còn dẫn đến tình trạng stress và căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và tinh thần của bạn. Nghiên cứu cho thấy việc multitasking có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như đau đầu, mỏi mắt, đau cổ và vai và mất ngủ.

Vì vậy, để đạt được hiệu quả tốt nhất trong học tập, bạn nên tập trung vào một nhiệm vụ tại một thời điểm và tránh multitasking. Bằng cách tập trung vào một nhiệm vụ, bạn sẽ tăng hiệu quả và giảm bớt stress trong quá trình học tập.

Những phương pháp nào có thể cứu chữa được?

Rote learning (học thuộc lòng)

Mặc dù đây là một phương pháp học có thể dẫn đến việc học vẹt và không đem lại hiệu quả trong việc áp dụng kiến thức vào thực tế. Nhưng thay vì chỉ đơn thuần lặp đi lặp lại thông tin, bạn cần hiểu rõ ngữ cảnh và ý nghĩa của từng khái niệm. Khi hiểu được ý nghĩa của từng khái niệm, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ và áp dụng chúng vào thực tế. 

Áp dụng Rote learning với các phương pháp học tập khác như là thực hành, trò chơi, dạy lại cho người khác, spaced repetition (pp học lặp lại ngắt quãng) và active recalling (pp chủ động gợi nhớ) … để giúp các kiến thức được ghi nhớ tốt hơn và hiểu sâu hơn. Hệ thống hoá lại các kiến thức đã học. Việc hệ thống cũng giúp bạn phát hiện và sửa chữa những sai sót nếu có. Khi học các kiến thức mới, bạn có thể tạo các liên kết với các kiến thức cũ bằng cách vẽ sơ đồ tư duy để giúp cho việc ghi nhớ dễ dàng hơn. Hãy áp dụng các kiến thức mà bạn đã học vào thực tế để giúp chúng được củng cố và áp dụng tốt hơn. 

Việc tập trung và nghỉ ngơi đầy đủ là rất quan trọng để giúp cho việc học hiệu quả hơn. Hãy tập trung vào việc học trong khoảng thời gian ngắn và nghỉ ngơi đủ để giúp trí não của bạn thư giãn.

Highlighting

Thay vì nhấn mạnh tất cả các từ trong một đoạn văn, hãy chỉ tập trung vào những ý chính và các chi tiết quan trọng nhất. Nhấn mạnh quá nhiều từ có thể khiến bài học trở nên lộn xộn và không thể hiểu. Sử dụng các màu sắc khác nhau để đánh dấu các loại thông tin khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn phân biệt được các thông tin khác nhau và tăng cường khả năng nhớ.

Ví dụ: highlight vàng cho nghĩa của từ, highlight xanh cho collocation, highlight hồng cho idiom,...

Sau khi đã hoàn thành việc Highlighting, hãy tóm tắt lại các điểm chính đã nhấn mạnh trong văn bản, nó giúp bạn xem lại và củng cố kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Passive learning (học bị động)

Trong bị động cũng cần có chủ động nếu bạn không muốn lượng kiến thức bạn nạp vào đầu không quá nhỏ và tính theo đơn vị năm để chúng thực sự vào đầu. Hãy tìm kiếm các cộng đồng học tập, thảo luận hoặc nhóm người cùng học để có thể học hỏi từ những người khác. Việc chia sẻ kiến thức và thảo luận giúp bạn tăng cường kiến thức và động lực học tập. Tự đặt câu hỏi cho bản thân và tìm kiếm câu trả lời từ thông tin đó nó giúp bạn tập trung hơn và tăng tính tương tác trong quá trình học tập. 

Hiện nay, nhiều nền tảng giáo dục trực tuyến cung cấp các khóa học tương tác, trong đó bạn có thể tham gia vào các hoạt động, thảo luận và thực hành để tăng tính tương tác và tính thực tế cho quá trình học tập. Ngoài ra, khi bạn nghe hoặc đọc thông tin, hãy ghi chú lại những điểm quan trọng hoặc tóm tắt lại thông tin đó. Điều này giúp bạn tập trung hơn và dễ dàng nhớ lại thông tin sau này. Thay vì chỉ đọc hoặc nghe thông tin, hãy tìm cách áp dụng kiến thức đó vào thực tế. 

Ví dụ, nếu bạn đang học tiếng Anh, hãy thử nói chuyện với người bản ngữ hoặc viết một bài luận về chủ đề đó.

Nhìn chung, phương pháp học tối ưu nhất hiện nay vẫn là những phương pháp học chủ động. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kết hợp chúng với những phương pháp học hiện tại của mình một cách khéo léo để phù hợp hơn với sở thích và tránh nhàm chán khi học. Đón đọc về Active learning trong bài viết sắp tới của Enghance nhé!

Đăng ký để mở khóa premium content

Những bài viết cung cấp kiến thức chuyên sâu, giúp bạn vững vàng hơn và đạt được kết quả tốt

Coming soon
No items found.
Coming soon
No items found.
Coming soon
No items found.