"Winning formula" nào cho việc học?

Nguyên Cao
December 20, 2023
Theo dõi chúng mình tại:

Vậy bạn là người học theo phong cách nào? Và đó có phải là "Winning formula" cho việc học?

“Winning formula” hay còn gọi là “công thức để chiến thắng” theo định nghĩa của từ điển Collins: “chính là một chuỗi hành động chắc chắn hoặc gần như chắc chắn sẽ đem lại kết quả mà ta mong muốn.” 

Ví dụ điển hình cho “Winning formula” chính là Starbucks. Không chỉ luôn đa dạng hoá sản phẩm và cải thiện chất lượng, Starbucks còn tập trung vào trải nghiệm của khách hàng cùng không gian có thiết kế sang trọng, vị trí đắc địa và các chiến lược marketing không đi theo lối mòn.

=> Công thức này giúp Starbucks trở thành một trong những chuỗi cà phê nổi tiếng nhất thế giới với hơn 30,000 cửa hàng.

Một ví dụ khác cho ““Winning formula” là ông vua gà rán - KFC luôn mang màu sắc phong phú trong thực đơn bằng cách kết hợp với nền văn hoá ẩm thực của các quốc gia. Không gian tạo cảm giác ấm cúng, thoải mái và thân thiện. Cùng với những giá trị cốt lõi như sự lao động chăm chỉ, lòng hiếu khách và sự hào phóng.

=> Tính tới năm 2015 thì KFC đã sở hữu tổng 22,621 cơ sở trên toàn thế giới. Doanh thu trong một năm lên tới 23 tỉ USD.

 Hay Dolce & Gabbana, thương hiệu xa xỉ đi theo thời trang bền vững hơn là thời trang nhanh, đa dạng nhiều dòng sản phẩm khác nhau nhưng vẫn giữ vững những giá trị cốt lõi ban đầu. Không chỉ tập trung vào các thiết kế mang đậm sự gợi cảm và nét cổ điển, Dolce & Gabbana còn đầu tư vào các chiến dich quảng cáo thông qua storytelling hơn là quảng cáo thông thường. 

=> Từ một công ty được thành lập chỉ với 1.000 USD, giờ đây Domenico Dolce và Stefano Gabbana đã xây dựng nên một thương hiệu uy tín nhất của các hãng thời trang trên thế giới.

Nhưng “winning formula” có luôn “win”?

Liệu có chiến thắng nào là tuyệt đối?

Mặc dù Starbucks vẫn đang là một trong những thương hiệu cà phê thành công nhất thế giới nhưng vì từ chối thay đổi theo thị trường, Starbucks trở nên khá mờ nhạt ở các quốc gia có gu thưởng thức cà phê khắt khe như Úc và Việt Nam. Thậm chí ở Úc, Starbucks phải nhắm đến khách du lịch để duy trì doanh thu

Để duy trì hình ảnh thương hiệu luôn là một trong những bài toán khó của KFC. Sự khác biệt về văn hóa quốc gia đã khiến KFC phải rút toàn bộ cửa hàng ra khỏi thị trường Hong Kong, Trung Quốc và Israel.

Và cuối cùng, khủng hoảng truyền thông của Dolce & Gabbana về phân biệt chủng tộc đã làm bùng nổ làn sóng tẩy chay thương hiệu tại thị trường Trung Quốc.

=> Chúng ta luôn cần phải thay đổi linh hoạt theo từng thời điểm và thích ứng với từng môi trường khác nhau.

Tương tự, nếu bạn đã đọc qua bài “Học cũng phải có phong cách”, bạn sẽ hiểu rằng “Learning styles” được tạo ra như một “Winning formula” trong học tập. Nhưng việc áp dụng “learning styles” có thực sự giúp bạn trong quá trình học? 

Chúng ta có thể bày tỏ sở thích của mình về cách chúng ta học, nhưng chúng không phản ánh chính xác cách bộ não của chúng ta hoạt động. Theo nhà thần kinh học Susan Greenfield, cho rằng việc chúng ta xác định bản thân là người học hoàn toàn bằng thị giác, thính giác hoặc vận động là "vô nghĩa" bởi vì "con người đã tiến hóa để xây dựng một bức tranh về thế giới thông qua sự đồng bộ của tất cả các giác quan và chúng kết nối với nhau trong não." 

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2017 trên tạp chí Bristish Journal of Psychology nhận ra rằng khi bản thân thích học qua hình ảnh sẽ nghĩ rằng mình ghi nhớ hình ảnh tốt, hay một người thích học thông qua lời nói sẽ nghĩ rằng họ ghi nhớ văn bản viết tốt. Nhưng việc có phong cách học tập không hề có mối liên hệ nào cho việc ghi nhớ hình ảnh hay văn bản tốt.

Về bản chất, phong cách học tập chỉ giúp chúng ta nhận ra bản thân mình thích văn bản hay hình ảnh hơn chứ chúng không hoạt động tốt trong quá trình ghi nhớ.  

Những lưu ý khi học theo “phong cách học tập” của bản thân:

  1. Có những kĩ năng bạn không thể mài giũa bằng learning style của mình. 

Đương nhiên, một người sẽ không giỏi ngang bằng tất cả các kỹ năng. Có một số kỹ năng rất đặc thù và bạn không thể áp dụng phong cách học của mình để rèn luyện những kỹ năng đó.

Ví dụ: bạn không thể nào hình ảnh hoá một phát âm tiếng Anh hay học yoga mà chỉ đọc lý thuyết vì bạn không phải là người học vận động.

  1. Learning styles thay đổi tùy theo thời gian/môi trường. 

Không có phương pháp học nào là cố định hay công thức học nào là bất di bất dịch. Việc vận dụng phương pháp học tập của bản thân là hết sức linh hoạt dựa vào nội dung, điều kiện học tập, … Bên cạnh đó, cần nhận thức rõ về điểm mạnh và điểm yếu trong phong cách học để cải thiện và phát huy khả năng học tập của bản thân.

Ví dụ: hôm nay bạn thích chiêm nghiệm lý thuyết nhưng hôm sau bạn chỉ muốn thực hành.

  1. Learning styles bạn thích chưa chắc phản ánh đúng điểm mạnh của bạn, và tập trung vào điểm mạnh mà bỏ quên điểm yếu không giúp bạn phát triển đúng nghĩa.

Một nghiên cứu có ảnh hưởng được công bố trên Tạp chí Tâm lý Giáo dục đã tiết lộ những điểm khác biệt lớn giữa điểm mạnh và cách chúng thực sự giải quyết các nhiệm vụ học tập trong thực tế. Ngoài ra, việc cố gắng điều chỉnh và xây dựng lộ trình học chỉ tập trung vào điểm mạnh thay vì nâng cao và cải thiện điểm yếu sẽ khiến cho bạn mất cân bằng trong quá trình phát triển toàn diện.

Ví dụ: bạn là người học thính giác và giáo viên cố gắng hướng dẫn những bài học tương ứng với phong cách học đó, thay vì nâng cao kỹ năng học qua hình ảnh của bạn. Việc này sẽ dẫn đến hệ quả bạn sẽ gặp khó khăn trong việc trình bày thông qua slide/power point. 

Để nói chính xác thì mỗi người đều có năng lực khác nhau, chứ không phải phong cách học khác nhau.

Việc xác định được phong cách học giúp người học có chiến lược cụ thể để tiếp thu, chuyển hóa kiến thức nhanh hơn nhưng không thể áp dụng một cách máy móc mà phải tùy cơ ứng biến. 

Trong quá trình tiếp thu kiến thức, chúng ta cần phải xem xét đến bản chất của môn học hay kỹ năng để cân nhắc xem learning styles của mình có phù hợp hay không và khi nào nên áp dụng “learning styles”.

Ví dụ: người học visual có thể dùng mindmap để hệ thống kiến thức, còn người học thính giác có thể tự đọc to bài đọc hay trao đổi với bạn bè.

Phong cách học có thể giúp chúng ta tìm hiểu bản thân nhưng để áp dụng cho việc học thì chúng ta nên sử dụng nó một cách linh hoạt.

Reference

  1. https://mangoads.vn/learn/bi-quyet-thanh-cong-cua-thuong-hieu-starbucks/
  2. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-thang-long/van-hoa-kinh-doanh/phan-tich-triet-ly-kinh-doanh-cua-kfc/21563498
  3. https://youtu.be/rhgwIhB58PA
  4. https://youtu.be/jD8729z57eM
  5. https://www.academia.edu/5841227/PHONG_C%C3%81CH_H%E1%BB%8CC_T%E1%BA%ACP

Đăng ký để mở khóa premium content

Những bài viết cung cấp kiến thức chuyên sâu, giúp bạn vững vàng hơn và đạt được kết quả tốt

Coming soon
No items found.
Coming soon
No items found.
Coming soon
No items found.